E-COMMERCE LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA E-COMMERCE TRONG KỶ NGUYÊN SỐ 4.0 TẦM QUAN TRỌNG CỦA E-COMMERCE TRONG KỶ NGUYÊN SỐ 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự đột phá trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, và phát triển mạng internet. Cùng với sự lớn mạnh ngày càng nhanh của hệ thống công nghệ thông tin thì nhu cầu tăng trưởng nền thương mại điện tử (hay còn được gọi là e-Commerce hoặc eCommerce) ngày càng cao. Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tác động rất nhiều đến sự thành công của một doanh nghiệp. Hình thức này đã và đang trở thành xu hướng mới đầy tiềm năng trên thị trường hiện nay.  

Khái niệm e-Commerce là gì?  

Thương mại điện tử trong Tiếng Anh là Electronic Commerce, còn được viết là e-Commerce hoặc eCommerce. Đây là một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân thực hiện việc kinh doanh qua nền tảng Internet. 

Theo định nghĩa của WTO - Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, thuật ngữ “thương mại điện tử” được hiểu là sản xuất, tiếp thị, bán hàng hoặc phân phối hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử. 

Về cơ bản, thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp, nhóm và cá nhân; là phần không thể thiếu đối với bất cứ một hoạt động kinh doanh nào.

Tương tự như vậy, mô hình e-Commerce cho phép người dùng sử dụng để trao đổi các loại sản phẩm đa dạng trên thị trường, bao gồm phạm vi một khu vực nhỏ hay toàn thế giới ở bất kì thời gian nào. Đây chính là điểm khác biệt nổi bật nhất so với các mô hình kinh doanh truyền thống từ trước đến nay. 

Một số ngành nghề đang ứng dụng phổ biến mô hình e-Commerce

- Thương mại di động. 

- Kiều hối điện tử. 

- Quản lý chuỗi cung ứng. 

- Tiếp thị qua Internet. 

- Giao dịch trực tuyến. 

- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). 

- Hệ thống quản lý hàng tồn kho

E-Commerce Website là gì?  

E-Commerce Website là cổng thông tin tạo điều kiện cho các giao dịch trực tuyến, mua bán hay cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Từ những năm 1960, thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện của thương mại điện tử trong những giao dịch trao đổi dữ liệu trên các trang mạng giá trị gia tăng. Cho tới ngày nay, cùng với sự bùng nổ của Internet, cụ thể hơn là những phương tiện truyền thông xã hội như Website, Facebook, Youtube, Pinterest, e-Commerce đã có cơ hội tạo ra một cú huých vượt bậc và thực sự trở nên phổ biến trên khắp thế giới.  

Các hình thức giao dịch e-Commerce dành cho doanh nghiệp

- Dịch vụ mua sắm trực tuyến để bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các trang web, ứng dụng di động, trò chuyện trực tiếp, chatbot. 

- Cung cấp hoặc tham gia vào các thị trường trực tuyến, xử lý doanh số từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C) hoặc người tiêu dùng (C2C) của bên thứ ba. 

- Mua và bán sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) 

- Trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) 

- Tiếp thị cho khách hàng tiềm năng và thành lập bằng email hoặc fax.   

Các loại hình hoạt động phổ biến của e-Commerce

1) Thư điện tử

Thư điện tử là một phương thức trao đổi thư tín dưới dạng số thông qua các hộp thư điện tử. Đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là ở các doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ. Thư điện tử còn được gọi là email, đóng vai trò như một hình thức giao tiếp trực tuyến qua Internet, cùng với những chức năng tối ưu như có thể đính kèm các văn bản, hình ảnh, video,… 

2) Thanh toán điện tử  

Trong kỷ nguyên số 4.0, các hình thức thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ, có thể xem đây là bước đột phá về công nghệ trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, giúp khách hàng dễ dàng thực hiện bất cứ giao dịch nào vào bất kỳ thời điểm nào, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.  

Đây là hình thức thanh toán các khoản tiền cho một dịch vụ nào đó thông qua mô hình giao dịch trực tuyến, chỉ cần tiến hành một vài bước đơn giản ngay trên nền tảng Internet. 

3) Mua bán hàng hóa hữu hình  

Internet ngày nay được tận dụng tối đa và dần trở thành công cụ tối ưu để cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ hàng hóa hữu hình (retail of tangible goods). Xu hướng “đặt hàng trên mạng” (shopping online) bắt đầu xuất hiện phổ biến hơn vào những năm gần đây, và gần như trở thành một thói quen không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người tiêu dùng.  

Nhìn lại khoảng thời gian đại dịch diễn ra ở Việt Nam, người tiêu dùng đã có những nhận thức mới và chuyển hướng kịp thời để thích nghi với cuộc sống. Việc mua hàng trên các trang thương mại điện tử ngày một phát triển, từ những hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, hoa quả, đồ gia dụng cho đến những tài sản mang giá trị cao như máy tính, điện thoại, xe máy,…

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam đã có 4 hình thức thanh toán cơ bản

- Thanh toán bằng thẻ. 

- Thanh toán qua cổng thanh toán. 

- Thanh toán bằng ví điện tử. 

- Thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh.

Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật số, các hình thức thanh toán điện tử đã mở rộng thêm nhiều lĩnh vực mới như: 

- Ví điện tử (Electronic Wallet). 

- Thực hiện giao dịch điện tử của ngân hàng (Digital Banking) 

- Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange). 

- Thanh toán tiền điện tử (Internet Cash). 

- Dịch vụ vận chuyển thương mại điện tử (Cash of Delivery).

Tầm quan trọng của e-Commerce tại thị trường Việt Nam hiện nay  

Hiện nay, e-Commerce hay thương mại điện tử ngày càng thể hiện được sự ảnh hưởng to lớn tại thị trường Việt Nam. Vậy những điểm tích cực mà thương mại điện tử mang lại là gì, hãy cùng M&M tìm hiểu nhé! 

1) Những ưu điểm nổi bật của e-Commerce  

e-commerce-la-gi-tam-quan-trong-cua-e-commerce-trong-ky-nguyen-so-40-4

a) Không giới hạn về khoảng cách  

Khi muốn phát triển mô hình kinh doanh theo xu hướng truyền thống, bạn sẽ phải tất bật tìm kiếm mặt bằng, xây dựng, trang trí cửa hàng. Nhưng khi chọn phương thức bán hàng trên nền tảng e-Commerce thì bạn chỉ cần cung cấp sản phẩm qua hình thức trực tuyến, từ đó phân phối đến khách hàng bằng những cách thức đơn giản, nhanh chóng, nhưng không tốn kém quá nhiều chi phí cho các hoạt động. 

Với e-Commerce hay mô hình thương mại điện tử, việc quản lý doanh nghiệp có thể tiến hành qua nền tảng Internet với bất kỳ thiết bị nào, thông tin luôn được cập nhật trực tuyến và giải quyết trên website một cách kịp thời.

b) Không giới hạn về thời gian

Trong khi các doanh nghiệp truyền thống có thời gian đóng và mở cửa cố định, thì với e-Commerce bạn có thể mở gian hàng 24/24 để khách hàng có thể truy cập mua hàng bất cứ lúc nào họ muốn. Cửa hàng sẵn sàng phục vụ 24/7 cả những ngày lễ, nghe quả thật rất thú vị phải không nào! 

c) Tiết kiệm về chi phí  

Một trong những điểm làm thu hút các doanh nghiệp của e-Commerce đó là giảm đáng kể các chi phí trong quá trình hoạt động. Các khoản phí vận hành như thuê nhân viên, mặt bằng sẽ được tiết kiệm đến mức tối đa, đây cũng như là cơ hội để các doanh nghiệp gia tăng thị phần 

d) Quản lý hàng tồn kho hiệu quả  

Lượng hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử được kiểm soát một cách hiệu quả, đây là điều kiện thuận lợi cho nhà phân phối nắm được nhanh chóng tình hình của hàng tồn kho. Từ đó, các chi phí vận hành kho cũng giảm đáng kể, bên cạnh đó công cụ quản lý sản phẩm tồn kho của e-Commerce cũng hỗ trợ nhà phân phối có thêm thời gian để đưa ra những phương án kịp thời. Tính năng này xem như một lợi thế lớn của thương mại điện tử so với mô hình kinh doanh truyền thống. 

2) Những hạn chế & thách thức của e-Commerce 

e-commerce-la-gi-tam-quan-trong-cua-e-commerce-trong-ky-nguyen-so-40-5

a) Mất thời gian chờ đợi  

Khi mua hàng trên các nền tảng trực tuyến, có một trở ngại là bạn cần phải đợi trong một khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào đơn vị vận chuyển để có thể nhận được sản phẩm, thay vì trải nghiệm sản phẩm ngay sau khi thanh toán như các hình thức mua hàng truyền thống. Tuy nhiên, trở ngại này đang được khắc phục bởi những đơn vị vận chuyển hỏa tốc trong ngày. 

b) Sự khác nhau giữa hình mẫu - hàng thật và vấn đề xây dựng lòng tin nơi khách hàng  

Bất kể là hình ảnh của sản phẩm được hiển thị rất thu hút trên các trang mạng xã hội, nhưng có một sự thật là chẳng ai có thể đảm bảo được rằng bạn sẽ nhận được chính xác loại sản phẩm mà bạn muốn mua. Đôi khi, hàng hóa sẽ có một vài sự chênh lệch về màu sắc, kích thước, hoa văn so với hình mẫu. Thông thường, hình ảnh sẽ được chỉnh sửa so với phiên bản gốc để sản phẩm có thể thu hút thị hiếu hơn. Các sàn thương mại điện tử đã nhiều lần gây thất vọng cho người tiêu dùng khi món hàng nhận được không như mong đợi. 
Chính vì thế mà các doanh nghiệp khi tham gia vào mô hình e-Commerce cần có một chiến lược và hướng đi rõ ràng để tránh bị ảnh hưởng tới danh tiếng của mình. Việc tạo dựng lòng tin đối với khách hàng thành công giúp mang về cho doanh nghiệp một khối lượng khách hàng “trung thành” lớn. 

c) Tính an toàn và bảo mật  

Khi sử dụng e-Commerce, nguy cơ doanh nghiệp gặp phải những sự cố về tính bảo mật là điều không thể tránh khỏi như: vấn đề lòng tin của người tiêu dùng về nền tảng, mức độ bảo mật đối với hệ thống công nghệ thông tin, khó khăn trong việc bảo vệ dữ liệu khách hàng trước rủi ro bị tấn công đánh cắp dữ liệu… 

d) Đối thủ cạnh tranh  

Lĩnh vực e-Commerce hay thương mại điện tử luôn được xem là môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt, người trong cuộc không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước, mà còn phải cạnh tranh với những đối thủ khác trên toàn thế giới.  

Do đó, so với các đối thủ ở thị trường quốc tế, các doanh nghiệp e-Commerce tại thị trường Việt Nam vẫn thật sự cần cố gắng nhiều hơn nữa để có thể phát triển xa trên thị trường toàn cầu. 

e) Hình thức thanh toán  

Hệ thống thanh toán bằng các ứng dụng qua nền tảng Internet là ưu điểm của e-Commerce bởi tính nhanh chóng và tiện lợi. Nhưng mặt khác vẫn tồn tại nhiều rủi ro với hình thức thanh toán khi nhận hàng hay còn được gọi COD. 

Có thể nói, e-Commerce hay thương mại điện tử đã và đang mang đến cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội phát triển lớn mạnh. Nếu bạn vẫn chưa tạo cửa hàng trực tuyến cho riêng mình trên các sàn e-Commerce thì đã đến lúc bạn cần thực hiện ngay lúc này! 

Để bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử như hiện nay, các chủ doanh nghiệp cần trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin về các giải pháp công nghệ phù hợp. Hoặc bạn có thể liên hệ ngay với M&M Communications để được cung cấp những thông tin hữu ích và tư vấn cho các doanh nghiệp về các giải pháp e-Commerce tối ưu nhất.