Digital Marketing liệu có phải là vua trong thời đại số? .
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 phát triển và sự bùng nổ của internet, Digital Marketing đã từng bước trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Nhưng liệu Digital Marketing có phải là "vua" trong thời đại số? Hãy cùng M&M Communications đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết này.
1. Digital Marketing là gì?
Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số là một thuật ngữ đã trở nên quen thuộc trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, việc hiểu về khái niệm Digital Marketing thì lại là câu chuyện khác.
Theo Philips Kotler - “cha đẻ” của nền Marketing hiện đại: “Digital Marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.
Hiểu một cách đơn giản, Digital Marketing là sử dụng các kênh kỹ thuật số như website và các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, TikTok… làm công cụ để truyền thông tiếp thị, bao gồm 4 dạng phương tiện truyền thông (media) chính như sau:
Owned Media
Đây là những kênh truyền thông do chính doanh nghiệp, thương hiệu sở hữu. Trong đó thường bao gồm Website, Microsite hoặc Blog,… Owned Media bao gồm các platforms (nền tảng) có thể chủ động kiểm soát, tồn tại lâu dài, có thể linh hoạt chỉnh sửa, tiếp cận được từng khách hàng.
Paid Media
Paid Media là dạng truyền thông trả phí. Hiểu một cách đơn giản, đây là kênh truyền thông mà thương hiệu, doanh nghiệp trả tiền để thực hiện việc quảng cáo. Một số ví dụ của Paid Media là các dạng quảng cáo như Facebook ads, Google ads, booking KOL/KOC để review sản phẩm,...
Earned Media
Truyền thông lan truyền hay Earned Media là dạng truyền thông sử dụng sức mạnh lan truyền thông tin của công chúng, khách hàng (dạng truyền thông truyền miệng) như thông qua đánh giá của khách hàng (customer review), báo chí (news), các nội dung chia sẻ, tương tác trên các kênh social,...
Social Media
Social Media hay truyền thông xã hội là các hoạt động tương tác của thương hiệu với công chúng, khách hàng mục tiêu qua các nền tảng Social của bên thứ ba như Facebook, Instagram, Youtube, Forum, Twitter,…
2. Vai trò của Digital Marketing đối với doanh nghiệp
Nhiều báo cáo mới đây đã đã chỉ ra rằng khoảng 50% doanh nghiệp đã tích hợp Digital Marketing vào chiến lược tiếp thị của họ. Điều này cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của Digital Marketing và sức ảnh hưởng của nó đối với các doanh nghiệp.
Cũng theo báo cáo khác của Google với IPSOS Hong Kong, doanh thu của các doanh nghiệp sử dụng Digital Marketing cao gấp 2.8 lần so với những doanh nghiệp không sử dụng phương pháp tiếp thị này. Vậy Digital Marketing đã làm được điều đó như thế nào?
Tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Digital Marketing đóng một vai trò vô cùng cấp thiết. Bởi vì các hình thức marketing truyền thống (traditional marketing) đòi hỏi doanh nghiệp bỏ ra rất nhiều chi phí để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng (flyer, banner, tvc quảng cáo, booth bán hàng siêu thị,... ) nhưng khó đo lường được hiệu quả. Điều này đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có thị phần và độ nhận diện thương hiệu trong thị trường là một thách thức lớn.
Với hình thức Digital Marketing, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình thông qua các kênh truyền thông kỹ thuật số để tiếp cận với số lượng khách hàng mục tiêu lớn, nhưng vẫn được đảm bảo về ngân sách. Từ đó giúp các doanh nghiệp này dễ dàng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, dù không có quá nhiều tiềm lực về tài chính.
Tiết kiệm chi phí hơn so với Marketing truyền thống
Như đã đề cập trước đó, việc doanh nghiệp áp dụng chiến lược Digital Marketing mang lại nhiều lợi ích tài chính hơn so với tiếp thị truyền thống. Điều này được thể hiện qua việc tiết kiệm đáng kể chi phí quảng cáo và tận dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.
Theo báo cáo mới nhất của Gartner về chi tiêu quảng cáo, doanh nghiệp có thể giảm đến 40% chi phí quảng cáo khi họ sử dụng Digital Marketing. Từ báo cáo này, cho thấy 28% doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi từ chi tiêu quảng cáo theo cách truyền thống sang quảng cáo Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing).
Hỗ trợ doanh nghiệp đạt được KPI đã đề ra
Digital Marketing không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí quảng cáo, mà còn đem lại những kết quả ấn tượng về doanh số kinh doanh. Từ năm 2018 trở đi, khoảng 80% doanh nghiệp đã thấy rằng phương thức quảng cáo truyền thống không còn mang lại hiệu quả như trước. Trong bối cảnh này, Tiếp thị Kỹ thuật số (Digital Marketing) đã trở thành một giải pháp đột phá, giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị trường với tốc độ tăng trưởng lên đến hơn 30% so với trước đây.
Với chiến lược cụ thể, Digital Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận các mục tiêu của họ một cách hiệu quả hơn, hỗ trợ trong việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành những người mua hàng thực sự. Điều này có thể được đo lường bằng tỷ lệ chuyển đổi. Theo nhiều thống kê, việc áp dụng Digital Marketing đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng doanh số bán hàng lên đến 3,3 lần so với phương thức tiếp thị truyền thống. Đây là một minh chứng rõ ràng cho sức mạnh và lợi ích mà Digital Marketing có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đầu tư Digital Marketing liệu đã đủ?
Mặc dù không thể phủ nhận tầm quan trọng của Digital Marketing, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số 4.0, tuy nhiên, chỉ với Digital Marketing liệu đã đủ để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu KPI đề ra?
Dưới thời đại công nghệ 4.0, chúng ta đang chứng kiến sự chuyển đổi từ Marketing truyền thống sang Digital Marketing. Từ năm 2018 có khoảng 80% doanh nghiệp có quan điểm rằng quảng cáo truyền thống không còn hiệu quả, và cũng đã có hơn 50% doanh nghiệp tích hợp Digital Marketing vào chiến lược tiếp thị của họ.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ Marketing truyền thống sang Digital Marketing không đồng nghĩa với việc phải loại bỏ một trong hai phương thức này. Trên thực tế, kết hợp cả hai có thể tạo ra hiệu quả tối ưu về chi phí tiếp thị và khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Vì các kênh tiếp thị truyền thống vẫn có thị trường của riêng họ, đặc biệt là với thế hệ Baby Boomer và Thế hệ X, những người yêu thích đọc báo và xem TV. Trong khi đó, Digital Marketing phù hợp với mọi đối tượng, bao gồm cả thế hệ trẻ Gen Z.
Điều quan trọng là doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu tiếp thị cụ thể của mình, cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu, và cân nhắc ngân sách hiện có. Việc này giúp doanh nghiệp có sự phân bổ đầu tư hợp lý cho marketing, đảm bảo lợi ích từ các khoản đầu tư.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một nhà cung ứng các giải pháp về Marketing và muốn nghiên cứu xem đâu là phương pháp tối ưu nhất cho nguồn lực của mình, hãy liên hệ với M&M Communications. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và đề xuất đến doanh nghiệp của bạn các giải pháp tối ưu nhất.
>>> Khám phá: Dịch vụ Marketing doanh nghiệp - bệ phóng thành công cho thương hiệu
Kết luận
Digital Marketing, với nhiều ưu điểm vượt trội, đã trở thành một giải pháp Marketing mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ nâng cao tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp lớn vốn đã có danh tiếng và hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, việc chỉ chăm chăm vào một phương thức Marketing sẽ không thể đảm bảo hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Việc kết hợp giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing, cùng việc quản lý nguồn lực tiếp thị một cách khôn ngoan, là chìa khóa để doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu và tiếp tục phát triển trong tương lai.