Vì sao chiến lược nội dung của bạn chưa hiệu quả? .

Internet bùng nổ, kéo theo đó là sự xuất hiện của các nền tảng mạng xã hội. Sự ra đời của những ông lớn như Facebook, Google, Instagram, … tạo nên một sân chơi mới, đầy tiềm năng để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mạng xã hội (social) được vận hành theo quy luật của các thuật toán, nên để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thành công, doanh nghiệp cần có cho mình một chiến lược nội dung phù hợp. Vậy, vì sao chiến lược nội dung của doanh nghiệp bạn chưa hiệu quả? Hãy cùng M&M Communications khám phá trong bài viết dưới đây. 

Chiến lược nội dung là gì? 

Để tìm hiểu về khái niệm Chiến lược nội dung (Content Strategy), chúng ta cần hiểu về “Content” và “Strategy”. 

Đầu tiên là khái niệm Content với nghĩa tiếng Việt là nội dung. Không chỉ là từ ngữ được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như caption, blog, ads,... Tất cả những hình ảnh đồ họa, video, infographic, logo,... mang trong mình thông điệp được doanh nghiệp cài cắm đều là nội dung. Trong khi đó, với nguồn gốc vốn là từ ngữ thuộc lĩnh vực quân sự mang ý nghĩa là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh, Strategy mang ý nghĩa là chiến lược được thiết kế chỉn chu từ tổ hợp các yếu tố như nghiên cứu (research) đối thủ cạnh tranh, xác định thị trường mục tiêu (target market), các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, cũng như các phương pháp và cách thức thực hiện để đạt được những mục tiêu đề ra. 

Như vậy, Content strategy (Chiến lược nội dung) là quá trình liên tục chuyển đổi các mục tiêu kinh doanh thành một kế hoạch, sử dụng Content làm phương tiện chính để đạt được các mục tiêu đó. 

Những yếu tố nào tác động đến kết quả của chiến lược nội dung  

1. Định dạng nội dung (Format) 

Trong chiến lược nội dung (Content Strategy), nội dung có thể được thể hiện bằng nhiều định dạng (Format) khác nhau. Những format này có thể là bài đăng blog, video, infographic, podcast, bài báo, tvc,... Với mỗi format, content về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp bạn có thể tiếp cận với nhóm khách hàng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến dạng format nội dung đó. 

Vì vậy, nếu doanh nghiệp chỉ tiến hành triển khai chiến lược nội dung thông qua một format cụ thể thì có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu quan tâm các dạng format khác. Hãy đảm bảo rằng chiến lược nội dung của bạn sử dụng nhiều định dạng nội dung khác nhau để tạo sự đa dạng, không gây nhàm chán cho khách hàng, cũng như giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn. 

2. Mục tiêu chiến lược (Strategic Objective)

Là một phần quan trọng của Chiến lược nội dung, Mục tiêu chiến lược (Strategic Objective) không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đo lường hiệu quả của chiến lược mà còn hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập được các công việc cần triển khai để đạt được mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, đây là một trong những yếu tố có sự tác động lớn đến kết quả của một chiến lược nội dung. 

Mục tiêu chiến lược bao gồm các mục tiêu về đối tượng khách hàng mục tiêu (Target Audience), thị trường mục tiêu (Target Market) hay phân khúc thị trường (Market segmentation), KPI, ... mà doanh nghiệp mong muốn đạt được thông qua các chiến lược. 

Căn cứ vào thời gian thực hiện, có thể chia mục tiêu chiến lược thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Trong khi các mục tiêu dài hạn (hơn 1 năm) có vai trò quan trọng trong hoạch định chiến lược thì mục tiêu thường niên hay mục tiêu ngắn hạn (dưới 1 năm) sẽ đưa ra những căn cứ khoa học cho việc phân bổ nguồn lực thực hiện chiến lược.

3. Nội dung 

Trong thời đại ngày nay, việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin của khách hàng ngày càng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhờ sự hỗ trợ của internet. Khách hàng có xu hướng bỏ qua những nội dung không có sự thu hút chỉ trong vài giây đầu tiên lướt thấy trên các nền tảng social. Vì vậy nếu thông tin mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng không có sự đổi mới về format hay content và bị “cũ” vì giống với các nội dung trước đó thì sẽ khiến chiến lược nội dung của doanh nghiệp trở nên nhạt nhòa trên thị trường cạnh tranh như hiện nay. 

Chắc chắn doanh nghiệp của bạn không phải là thương hiệu đầu tiên nói về tầm quan trọng của việc gìn giữ môi trường sống, những lợi ích từ việc tiêu thụ hoa quả, hay các tính năng nổi trội của Iphone,... Nhưng cũng với những chủ đề đó, thay vì khai thác và đưa đến các nội dung như bình thường, hãy cung cấp cho độc giả góc nhìn độc đáo hơn và cách tiếp cận mới mẻ thông qua content, xem xét việc đặt góc nhìn riêng của doanh nghiệp lên các chủ đề quen thuộc để tạo sự khác biệt và thu hút. 

4. Quảng cáo nội dung

Trong Content Marketing (tiếp thị nội dung) có một thuật ngữ hay được sử dụng cho các content không đạt được hiệu quả về khách hàng mục tiêu và trải nghiệm người dùng (persona), đó là thuật ngữ “flop”. Tuy nhiên để đánh giá một content có bị flop hay không, doanh nghiệp không thể chỉ căn cứ vào mức độ tiếp cận tự nhiên (organic) mà phải xem xét đến nhiều yếu tố liên quan khác. Cụ thể, ngay cả khi doanh nghiệp có một content tốt, thu hút và khác biệt nhưng nó vẫn có thể không đạt được hiệu suất tối ưu nếu không có đủ người tiếp cận. Cho nên với một chiến lược nội dung chỉn chu các yếu tố, bạn cần xem xét đến các chiến lược quảng cáo (Facebook ads, Google ads, booking KOL/KOC,...) đối với nội dung của mình. 

Trong trường hợp doanh nghiệp có chiến lược nội dung đủ thu hút thì quảng cáo nội dung có thể giúp chiến lược viral và tạo độ phủ sóng nhanh chóng trên các nền tảng Social. Còn nếu doanh nghiệp đã thực hiện quảng cáo nội dung nhưng content vẫn không tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu (target audience), trải nghiệm khách hàng (persona) thì doanh nghiệp cần xem lại chiến lược nội dung của mình. 

Làm thế nào để có một chiến lược nội dung hiệu quả? 

Ngày nay, content là một cách để thu hút khách hàng tiềm năng mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào việc chạy quảng cáo. Nó là một phương tiện thể hiện kiến thức chuyên môn và nhận thức của doanh nghiệp về những điều mà khách hàng quan tâm. Doanh nghiệp xây dựng lòng tin thông qua content, nên không thể chỉ là những nội dung mang tính ngẫu hứng, doanh nghiệp cần có cho mình chiến lược nội dung để thu hút và hấp dẫn khách hàng. Vậy làm sao để doanh nghiệp có được chiến lược nội dung hiệu quả? 

Tuy có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả chiến lược nội dung của doanh nghiệp, nhưng nếu nắm rõ và vận dụng được 5 tips xây dựng chiến lược nội dung dưới đây, doanh nghiệp vẫn có thể dễ dàng có được một chiến lược nội dung thành công: 

  • Xác định mục tiêu của chiến lược 

  • Tối ưu hóa nội dung cho SEO

  • Tạo ra những content độc đáo và hấp dẫn.

  • Xem xét các kênh truyền thông xã hội và chiến lược quảng cáo để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn

  • Đo lường hiệu suất và điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu

Bằng cách áp dụng những biện pháp này, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất của chiến lược nội dung và đạt được kết quả mong muốn.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp phải các vấn đề trong việc xây dựng chiến lược nội dung, hãy để M&M Communications tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp bạn để có một chiến lược nội dung hiệu quả, đạt được các mục tiêu như đã đề ra từ ban đầu. 

Kết luận 

Trong thời đại số hiện nay, sự kỹ tính của khách hàng trong việc chọn lọc thông tin để tiếp cận đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển một chiến lược nội dung thông minh. Do đó, để xây dựng một chiến lược nội dung hiệu quả, doanh nghiệp cần duy trì cập nhật và am hiểu về các yếu tố tác động nhằm tạo ra cho mình một chiến lược nội dung vượt trội.